Bạn đang muốn xây nhà mới nhưng lo lắng về nền móng không chắc chắn? Bạn đang tìm kiếm một đơn vị uy tín và chuyên nghiệp để ép cọc cho nhà dân? Hãy đến với Ép Cọc Bê Tông Nhật Minh – chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ kỹ sư giỏi trong lĩnh vực ép cọc. Cùng với công nghệ ép cọc hiện đại, an toàn và tiết kiệm chi phí Nhật Minh cam kết mang đến cho bạn một ngôi nhà có nền móng vững chắc, bền bỉ theo thời gian.
Tùy vào thực địa nơi xây dựng mà chúng tôi sẽ tư vấn phương pháp ép cọc phù hợp nhất. Về chi phí bạn đừng lo, Nhật Minh vừa là nhà thi công ép cọc vừa nhà đơn vị sản xuất cọc ép nên chi phí của bạn không cần qua trung gian
Quy trình ép cọc bê tông tiêu chuẩn
Khảo sát địa hình xây dựng: Kỹ sư xây dựng cần tiến hành khảo sát địa hình và khu vực xung quanh công trình trước khi thi công. Nhằm đưa ra phương pháp thi công phù hợp nhất, tiết kiệm chi phí và thời gian. Tiếp đến là khảo sát địa chất để chọn được loại cọc bê tông thích hợp để gia cố nền móng của công trình một cách chắc chắn cũng như chọn được loại máy móc phù hợp.
Vận chuyển máy móc và cọc ép: Khi đã khảo sát xong địa hình của công trình và đưa ra được phương án thi công phù hợp thì sẽ đến bước vận chuyển máy móc đến công trường. Máy ép cọc có kích thước khá lớn, cần vận chuyển đến gần khu vực thi công để thuận tiện khi sử dụng. Vì vậy, đội ngũ thi công cần phải lưu ý sắp xếp và di chuyển thiết bị để tránh ảnh hưởng đến người dân, công trình lân cận và cả quá trình giao thông trong khu vực.
Thi công ép cọc: Các kỹ sư cần đánh dấu vị trí cần ép tâm cọc bê tông, sau đó sẽ tiến hành ép thử cọc để kiểm tra độ lún và chất lượng cọc trước khi thi công hàng loạt. Nếu chất lượng cọc đạt chuẩn, độ lún phù hợp thì tiến hành ép cọc trên tất các chỗ đã đánh dấu. Còn nếu ép thử mà chất lượng không đảm bảo thì cần tiến hành điều chỉnh.
Nghiệm thu: Khi đã ép tất cả cọc bê tông xuống nền đất thì đơn vị thi công và cơ quan có thẩm quyền cần tiến hành quá trình kiểm tra chất lượng. Khi đã đạt chuẩn thì tiếp tục xây dựng để hoàn thành công trình. Các bên sẽ tiến hành so sánh giữa bản vẽ thiết kế và công trình thực tế để đánh giá công trình có đạt chuẩn kỹ thuật và chất lượng để đưa vào sử dụng hay không.
Ưu điểm của phương pháp ép cọc
Tải trọng lớn: Cọc ép có thể chịu được tải trọng lớn hơn các loại móng nền khác, giúp cho công trình có độ bền vững cao hơn.
Sức chịu tải tốt: Cọc ép có thể chịu được sức ép của đất và các tác động của môi trường, giúp cho công trình không bị lún, nứt,…
Thời gian thi công nhanh: Phương pháp ép cọc có thời gian thi công nhanh hơn các phương pháp thi công móng nền khác, giúp cho chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí.
Ít ảnh hưởng đến môi trường: Phương pháp ép cọc ít ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, không gây tiếng ồn, bụi bẩn,…